Vì sao trang phục có họa tiết giống khăn trải bàn lại gây sốt?
Ngày 6.2, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho biết đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Bệnh viện hỗ trợ sinh sản và nam học Sài Gòn (Công ty cổ phần Bệnh viện Việt Phúc Sài Gòn, 87 Lý Chiêu Hoàng, P.10, Q.6).Theo đó, Bệnh viện hỗ trợ sinh sản và nam học Sài Gòn bị xử phạt 213 triệu đồng. Nguyên nhân, bệnh viện vi phạm người hành nghề không đăng ký; xét nghiệm khi chưa thực hiện thủ tục công bố đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp I, cấp II; cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn; quảng cáo không phép. Bệnh viện hỗ trợ sinh sản và nam học Sài Gòn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là buộc tháo gỡ quảng cáo không phép.Bệnh viện hỗ trợ sinh sản và nam học Sài Gòn đã được Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động khám chữa bệnh vào ngày 8.3.2024; hình thức tổ chức là bệnh viện chuyên khoa, do bác sĩ H.C.C chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật. Ngày 31.5.2024, Bộ Y tế cấp quyết định công nhận Bệnh viện hỗ trợ sinh sản và nam học Sài Gòn thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.Kết quả kiểm tra của Thanh tra Sở Y tế TP.HCM vào tháng 1.2025 cho thấy, Bệnh viện hỗ trợ sinh sản và nam học Sài Gòn có nhiều hành vi vi phạm. Cụ thể, bệnh viện thực hiện các kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm nhưng chưa được Bộ Y tế phê duyệt danh mục kỹ thuật theo quy định. Chưa thực hiện thủ tục tự công bố đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cho phòng xét nghiệm. Nhân sự tham gia khám chữa bệnh chưa được đăng ký hành nghề đầy đủ theo quy định và hoạt động không đúng thời gian đăng ký. Quảng cáo không phép.Liên quan đến lĩnh vực sản phụ khoa, ông Thân Trọng Thạch, chủ hộ kinh doanh Phòng khám sản phụ khoa hiếm muộn mẹ và bé (186A Trần Bình Trọng, P.3, Q.5) bị xử phạt 64 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động 2 tháng, tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề của người phụ trách chuyên môn 1 tháng và buộc tháo gỡ quảng cáo không phép.Cơ sơ sở của ông Thạch đã lập sổ khám chữa bệnh nhưng không ghi chép đầy đủ; người hành nghề không đăng ký; cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn và quảng cáo không phép. Trong đợt này, đáng chú ý là Thanh tra Sở Y tế TP.HCM xử phạt ông Nguyễn Thanh Tú, chủ hộ kinh doanh HV Health Services (12 - 14 Phổ Quang) với số tiền 24 triệu đồng và đình chỉ hoạt động khám chữa bệnh. Nguyên nhân cơ sở này dùng thuốc, các chất, thiết bị can thiệp vào cơ thể người trái phép.Đặc biệt, có đến 4 nhân viên của cơ sở này đã thực hiện khám chữa bệnh không phép; mỗi người bị xử phạt từ 35 - 36 triệu đồng, buộc nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp.Công ty TNHH thẩm mỹ Linh Anh Saigon bị xử phạt 95 triệu đồng do có vi phạm tại địa chỉ kinh doanh trên đường Nguyễn Thị Thập, P.Tân Phong, Q.7. Địa chỉ kinh doanh này vi phạm việc dùng thuốc, các chất, thiết bị can thiệp vào cơ thể người trái phép; quảng cáo không phép. Địa chỉ này bị đình chỉ hoạt động khám chữa bệnh, buộc tháo gỡ quảng cáo.Công ty cổ phần Viện chống lão hóa tế bào Dripcare (24 Lý Tự Trọng. P.Bến Nghé, Q.1) bị xử phạt 53,7 triệu đồng vì vi phạm không đeo bảng tên; lập sổ khám chữa bệnh nhưng không ghi chép đầy đủ; sai phạm về biển hiệu; quảng cáo không phép.Công ty TNHH chăm sóc sức khỏe C.C bị xử phạt đến 120 triệu đồng. Nguyên nhân, chi nhánh của công ty này tại 16 Đinh Tiên Hoàng, P.Đa Kao, Q.1 đã cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn; quảng cáo không phép. Chi nhánh này bị tước phép hoạt động 2 tháng, tước chứng chỉ hành nghề người phụ trách chuyên môn 1 tháng; buộc tháo gỡ quảng cáo…Hãng xe Tây Ban Nha làm xe máy điện, mỗi lần sạc đầy đi được 172 km
Điều trị kết hợp với phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) và Vật lý trị liệu hiện đại với tia laser cường độ cao thế hệ IV hoặc sóng xung kích Shockwave với mục đích giảm sưng viêm, đẩy nhanh quá trình hồi phục, giúp điều trị chấn thương thể thao an toàn và hiệu quả.
Về Đồng Tháp ngắm mùa sen nở
Tờ New York Post ngày 26.1 dẫn lời Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đang cân nhắc khả năng tái gia nhập Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chỉ vài ngày sau khi ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi tổ chức quốc tế này."Có lẽ chúng ta sẽ cân nhắc làm lại, tôi không biết, họ phải dọn dẹp một chút", vị tổng thống phát biểu tại một sự kiện ở Circa Resort & Casino ở Las Vegas (bang Nevada) hôm 25.1.Ông Trump đã đưa ra ý tưởng trên trong khi than thở về việc Mỹ chi trả nhiều hơn mức cần thiết cho nhóm 194 quốc gia này. Ông so sánh số tiền 500 triệu USD mà Mỹ đã đóng góp với khoản đóng góp 39 triệu USD của Trung Quốc, quốc gia có đến 1,4 tỉ dân.Từ lâu, ông đã chỉ trích tổ chức này vì điều mà ông gọi là "thất bại trong việc áp dụng các cải cách cấp thiết" và mô tả đóng góp tài chính của Mỹ là "gánh nặng".Vào năm cuối cùng của nhiệm kỳ đầu tiên, ông bắt đầu thực hiện các bước để rút Mỹ khỏi WHO. Tuy nhiên, sau khi ông Trump thất cử, cựu Tổng thống Biden đã chặn nỗ lực này ngay trong ngày đầu nhậm chức.Ngay sau khi nhậm chức nhiệm kỳ 2, ông Trump lập tức ký sắc lệnh hành pháp chỉ đạo Mỹ rút khỏi WHO. Phát biểu tại Nhà Trắng vài giờ sau lễ nhậm chức, ông Trump cho biết Mỹ đã chi cho cơ quan này của Liên Hiệp Quốc nhiều hơn so với Trung Quốc và nói thêm rằng "Tổ chức Y tế thế giới đã bòn rút nước Mỹ".Mỹ là nhà tài trợ lớn nhất cho WHO, tổ chức có trụ sở tại Geneva (Thụy Sĩ), cung cấp hỗ trợ tài chính đáng kể và đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của WHO.Trong sắc lệnh, ông Trump chỉ đạo các cơ quan "tạm dừng chuyển bất kỳ khoản tiền, hỗ trợ hoặc nguồn lực nào của chính phủ Mỹ cho WHO" và "xác định các đối tác đáng tin cậy và minh bạch của Mỹ và quốc tế để đảm nhận các hoạt động cần thiết mà WHO đã thực hiện trước đây".
AFP ngày 25.1 đưa tin bệnh lạ xảy ra tại vùng Jammu và Kashmir do Ấn Độ quản lý đã khiến 17 người thiệt mạng, gồm 13 trẻ em, từ cuối năm ngoái. Các trường hợp tử vong xảy ra tại ngôi làng Badhaal ở khu vực Rajouri ở Jammu và Kashmir từ đầu tháng 12.2024.Ông Amarjeet Singh Bhatia, lãnh đạo một trường y của chính phủ tại Rajouri cho biết toàn bộ nạn nhân đều bị tổn thương não và hệ thống thần kinh. Những triệu chứng khác được ghi nhận gồm sốt, đau mình, buồn nôn, đổ mồ hôi nhiều và mất ý thức, tử vong sau vài ngày nhập viện. Các bệnh nhân tử vong từ ngày 7.12.2024 đến ngày 19.1.Truyền thông địa phương đưa tin ngôi làng đã bị phong tỏa trong tuần này và khoảng 230 người bị cách ly. Kỳ nghỉ đông của học sinh, sinh viên cũng đã bị hủy để đối phó với tình trạng báo động y tế này. Các hoạt động tụ tập công cộng lẫn riêng tư đều đã bị cấm.Các nạn nhân là thành viên của 3 gia đình họ hàng. Bốn dân làng và người thân của các gia đình trên đang được điều trị tại bệnh viện nhưng trong tình trạng nguy kịch.Chính quyền liên bang Ấn Độ đã mở cuộc điều tra đối với căn bệnh lạ bí ẩn này. Bộ trưởng Y tế Jitendra Singh bác bỏ nguyên nhân gây bệnh do mầm bệnh truyền nhiễm và nói rằng kết quả điều tra sơ bộ cho thấy các trường hợp tử vong không phải do nhiễm trùng, nhiễm virus hay vi khuẩn mà có thể là trúng độc."Có một danh sách dài các chất độc đang được kiểm tra. Tôi tin sẽ sớm tìm ra lời giải cũng như các hành động xấu nếu có", Bộ trưởng Jitendra Singh nói. Theo tờ India Today, hơn 200 mẫu thực phẩm đã được đưa đi kiểm tra. Trong tuần, nhà chức trách địa phương cũng cấm dùng nước từ một con suối sau khi kết quả kiểm tra cho thấy mẫu nước dương tính với thuốc trừ sâu.Trong một vụ việc khác, nhà chức trách thành phố Pune miền tây Ấn Độ ghi nhận ít nhất 73 trường hợp, gồm 26 phụ nữ, mắc chứng rối loạn thần kinh hiếm gặp. Các bệnh nhân bị mắc Hội chứng Guillain-Barre. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết khi bị mắc hội chứng này, hệ miễn dịch của người bệnh sẽ tấn công các dây thần kinh ngoại biên.Hội chứng có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh kiểm soát chuyển động của cơ, có thể dẫn đến tình trạng yếu cơ, mất cảm giác chân tay và khó nuốt, khó thở. Trong số các bệnh nhân có 14 người đang được cho thở máy.
Sinh viên mồ côi ngày đi học, tối làm xuyên đêm ở cửa hàng tiện lợi
Ngày 4.3.2025, trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch UBND TP.Nam Định (tỉnh Nam Định), cho biết đơn vị đã ban hành văn bản yêu cầu các bên liên quan xác minh sự việc người dân tố bị Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên (TP.Nam Định) ép mua hũ tro cốt với giá cao.Văn bản nêu rõ, hiện nay, trên mạng xã hội đang lan truyền clip phản ảnh việc Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên không cho gia đình thân nhân người chết mang quách hoặc hũ tro cốt từ bên ngoài vào trong công ty để đựng tro cốt sau khi thiêu, mà công ty bắt ép phải mua quách hoặc hũ tro cốt của đơn vị bày bán với giá cao.Cùng với chi phí phát sinh thêm 3,5 triệu đồng nếu muốn lấy cốt đẹp. Hợp đồng dịch vụ thiêu ban đầu 4,5 triệu đồng, thế nhưng khi đến nơi vào làm hợp đồng thì bên tư vấn viên chỉ tư vấn mức giá 8 triệu đồng và 10 triệu đồng (tức là bỏ qua gói 4,5 triệu đồng và chỉ chắc chắn nói có 2 mức gói 8 và 10 triệu đồng).Trước đó, ngày 3.3, tài khoản T.C đã đăng tải hình ảnh, clip về nhân viên Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên "ép" người dân mua quách giá cao khiến dư luận phẫn nộ. Trong đoạn clip, những người mặc đồ tang tỏ rõ sự bức xúc khi bị nhân viên cơ sở hỏa táng yêu cầu mua quách và hũ tro cốt với giá lên đến 9 - 10 triệu đồng.